High speed sync (H-sync)
Như vậy, một body có tốc độ chụp cao 1/8000sec hay 1/16000sec, tất nhiên cũng hấp dẫn.
Nhưng rất ít khi chúng ta sử dụng đến những tốc độ đó. Tuy nhiên, nếu máy có X-sync
cao hơn lại là một lợi thế lớn. Đó là khi chúng ta sử dụng flash trong những tình huống fill in.
- Standard Flash Synchronization
Flash phát sáng dưới dạng xung (pulse). Mỗi lần phát sáng diễn ra trong một khoảng thời
gian cực ngắn, cỡ phần nghìn sec hoặc nhanh hơn, tùy thuộc công suất phát. Một lần phát
sáng là 1 xung duy nhất (single flash burst), sau đó, ta thường phải đợi flash recharged cho
lần chụp tiếp theo.
Điều này chỉ đạt được khi tốc độ chụp (thời gian phơi sáng) chậm hơn tốc độ màn chập
X-sync như đã nói ở trên.Mục đích chụp flash là để chiếu sáng chủ thể, và phải đảm bảo
chiếu sáng trên toàn bộ khuôn hình. Do đó, nếu chỉ phát 1 xung duy nhất, thì phải đợi khi
100% tiết diện bản film được phơi sáng thì camera mới ra lệnh kích hoạt flash.
(Phần minh họa này, Front Curtain được gọi là First Curtain – FC, Rear Curtain gọi là
Second Curtain- SC, và có màu sắc trái ngược với phần trên. Nhưng bản chất vẫn như
nhau, hy vọng k0 làm các bạn nhầm lẫn!)
Liên quan đến trường hợp này, có hai cách phát sáng của flash mà ta vẫn thường nghe:
First curtain sync: Flash phát sáng ngay sau khi FC mở hết (thường là chế độ
default trong camera)
Second curtain sync: Flash phát sáng ngay trước khi SC chuẩn bị xuất phát để đóng lại.
Hi-speed Flash Synchronization (H-sync)
Thuật ngữ này thường được gọi dưới tên khác là focal plane sync (FP sync)
để chỉ việc dùng flash khi tốc độ chụp cao hơn tốc độ màn chập X-sync. Trường
hợp này thường gặp khi ta dùng flash làm fill in.
Với tốc độ chụp cao hơn X-sync, bản film k0 thể phơi sáng 100% diện tích của
mình mà chỉ nhận ánh sáng qua khe quét tạo bởi hai màn trập FC & SC. Như vậy,
flash muốn rọi sáng toàn bộ bản film thì k0 thể phát sáng 1 lần (1 xung duy nhất)
được, mà nó phải “chạy theo” khe quét kia và phát liên tục để phủ sáng dần dần
những tiết diện bản film được lộ sáng bởi khe quét. Tức là flash phát nhiều xung liên tục.
Việc “chạy theo” khe quét bằng nhiều xung phát sáng chính là sự đồng bộ giữa flash
với tốc độ chụp cao. Đó là xuất xứ của thuật ngữ High speed sync.
Nếu chỉ phát 1 xung duy nhất như trường hợp trên, flash có thể đạt công suất lớn nhất
của nó và phát trong 1 khoảng thời gian cực ngắn. Nay phải phát làm nhiều xung, thời
gian phát kéo dài, cường độ flash sẽ giảm đi đáng kể. GN của flash giảm.
Như vậy, nếu tốc độ chụp chậm, khe quét lớn, số lần phát xung sẽ ít, cường độ flash
giảm ít. Tốc độ chụp cao, khe quét hẹp, số lần phát xung nhiều hơn, cường độ flash
giảm nhiều hơn. Do đó, khi chụp fill in thì flash có GN càng lớn càng tốt.
Tới đây, chúng ta có thể thấy một body có tốc độ X-sync cao có lợi như thế nào. X-sync
càng cao thì flash càng có cơ hội phát hết cường độ ở tốc độ chụp cao. Người chụp
càng có nhiều lựa chọn và linh hoạt hơn trong việc chụp fill flash để cân bằng ánh
sáng giữa chủ thể và ánh sáng xung quanh (ambiance).
Ví dụ:
Với cùng một đối tượng chụp, đo sáng ta có thông số:
Body 1 (X-sync = 1/125sec): ISO 100, f/4, 1/125sec.
Body 2 (X-sync = 1/250sec): ISO 200, f/4, 1/250sec, hoặc ISO 100, f/2.8, 1/250
Những cặp thông số trên đều cho ra 2 bức ảnh có ánh sáng ambiance như nhau.
Việc fill flash cũng nằm trong khả năng của cả hai, nhưng rõ ràng ảnh cho bởi body 2
sẽ có DOF nông hơn (f/2 vs f/4) và khả năng freeze hành động của chủ thể tốt hơn (1/250sec vs 1/125sec).
Body 1 muốn có tốc độ 1/250sec nhằm mục đích khống chế DOF mỏng hay action shot mà
vẫn phải dùng fill flash sẽ gặp bất lợi hơn do khi đó Flash phải hoạt động ở chế độ H-sync,
cường độ của nó sẽ bị yếu đi do phải phát 2 xung liên tiếp.
Xuộc: Ăn trộm tại:
First Curtain Sync & Second Curtain SyncBài này trước post bên TTVNOL rồi, nay move về đây cho nó trọn bộ. Tớ lười chụp nên chỉ
dùng hình vẽ để minh họa thôi, các bác thông cảm.
Sự khác nhau giữa First curtain Sync và Second curtain Sync thể hiện rõ nhất khi ta chụp
hình một vật di chuyển vào buổi tối với tốc độ thật chậm.
Ví dụ chụp một cái xe hơi chạy trong màn đêm, tốc độ chậm.
– Nếu k0 dùng flash thì chỉ thấy một vệt đèn kéo dài trong thời gian exposure.
– Nếu dùng flash bình thường tức 1st curtain (chế độ mặc định) thì khi màn trập (FC)
vừa mở hoàn toàn, flash sẽ nổ và rọi sáng cái xe hơi ở vị trí đầu (A). Sau đó, flash tắt,
camera tiếp tục lộ sáng, xe đi tới điểm B thì phơi sáng xong. Lúc này k0 thấy xe hơi được
vì nó di chuyển, chỉ thấy vệt đèn thôi.
Trong trường hợp này có cảm giác như xe đi giật lùi.
– Còn khi set ở 2nd curtain thì khi màn trập thứ hai (SC) chuẩn bị đóng thì flash mới nổ.
Lúc này vệt đèn đã in lên film (sensor) giống trường hợp No flash. Nhưng khi xe đến vị trí
cuối (B) thì flash nổ và soi sáng xe hơi. Vệt đèn sẽ nằm đè lên xe, nom có vẻ như xe đang
lướt đi trong đêm vậy.
Còn nếu chỉ để thấy hiện tượng thì rất đơn giản. Chỉ cần set tốc độ chụp khoảng 2 – 3 sec
thì cũng đủ để thấy thời điểm phát sáng của flash khác nhau.
1st curtain: Ngay sau khi bấm chụp là thấy flash nổ ngay, 2 – 3 sec sau mới nghe
tiếng màn trập đóng lại
2nd curtain: Bấm chụp nhưng k0 thấy flash có động tĩnh gì, 2- 3 sec sau thì flash nổ gần
như đồng thời với tiếng đóng màn trập kết thúc pose ảnh.