Mới chỉ vài năm trước đây thôi việc sở hữu một chiếc máy ảnh số còn là cả một vấn đề trong khi
chất lượng hình ảnh chưa thật là cao. Khi đó kỹ thuật số mới đang trong thời kỳ thử nghiệm.
Nhưng ta cũng chưa thể nói ngày hôm này vấn đề này đã được giải quyết. Câu hỏi thường gặp
của nhiều người sử dụng máy dCam là tại sao mình chụp ảnh không đẹp mặc dù máy mua rất
đắt tiền hay đây là một trong những loại máy tốt nhất rồi? Giống như đối với máy ảnh cơ, bạn
có một chiếc máy tốt nhưng còn cần phải biết khai thác tối đa khả năng của chúng nữa. Có một
người bạn đã hỏi tôi rằng máy ảnh Leica dạo trước khuôn ngắm lệch tâm, tiêu cự không tự động
mà sao giá đắt thế? Ở đây người bạn ấy chỉ nhìn thấy mỗi sự khác biệt của hình thức mà chưa
nhận ra giá trị của chất lượng ống kính cũng như hệ thống cơ học tuyệt hảo đã đưa Leica lên vị trí
số 1 của thế giới. Và bạn đã bao giờ tự hỏi rằng chiếc máy ảnh dCam mới mua của mình có thể làm
được những gì chưa? ©
Hôm nay NTL sẽ cùng bạn lật từng trang cuốn “Manual Guide” và tìm ra cách làm tối ưu hoá hình ảnh
kỹ thuật số của bạn nhé. Điều đầu tiên là cần hiểu thật đúng tất cả các thông số kỹ thuật và các ký hiệu trên máy.
TYPE OF CAMERA – Kiểu máy ảnh
Compact digital still camera with built-in flash – Trong cả câu này thì bạn hoàn toàn có thể an tâm mà
bỏ qua từ “still” vì nó đơn giản chỉ là một cách viết để phân biệt chính xác giữa kỹ thuật số hình ảnh động và tĩnh (Still) mà thôi.
IMAGE CAPTURE DEVICE – Mạch điện tử cảm quang
Có 3 loại tất cả: CCD, CMOS, LBCAST.
Total Pixels Approx. – Đây là tổng số điểm ảnh (tính tương đối) của máy ảnh
LENS – Ống kính Focal Length – Tiêu cự
35mm film equivalent: – Tính tương đương với máy ảnh cơ.
Digital Zoom – Zoom kỹ thuật số, một khả năng mới nhưng chất lượng hình ảnh thường rất…xấu.
Focusing Range Normal AF – Khả năng đo nét với tiêu cự tự động ở chế độ bình thường. Bạn sẽ thấy một khoảng cách
tối thiểu và vô cực.
Macro AF – chụp ảnh cận cảnh với tiêu cự tự động. Thường sẽ có hai khoảng cách, một dành cho vị trí ống kính góc rộng
(thường sẽ chụp được sát hơn) và một cho vị trí télé.
Autofocus 1 -point AF – Đây là số lượng điểm tiêu cự tự động dùng để canh nét. Thường thì với loại máy Compact dCam
thì sẽ có 1 điểm.
VIEWFINDERS – Khuôn ngắm
Optical Viewfinder – khuôn ngắm bằng quang học
LCD Monitor – Màn hình tinh thể lỏng để quản lý chụp và xem lại hình ảnh.
LCD Pixels Approx. Độ phân giải của màn hình LCD càng cao thì chất lượng càng đẹp. LCD Coverage – Phần trăm
(%) góc “nhìn” trường ảnh thực.
APERTURE AND SHUTTER – Khẩu độ sáng và Tốc độ chụp
Maximum Aperture – Bạn sẽ có 2 giá trị tối đa, một cho vị trí ống kính góc rộng (W) và một cho vị trí télé (T)
Shutter Speed – Tốc độ chụp
Slow shutter – Tốc độ chụp chậm, thời gian phơi sáng lâu.
EXPOSURE CONTROL – Đo sáng Sensitivity -Các độ nhạy của máy tính bằng ISO
Light Metering Method – Các phương pháp đo sáng: Evaluation (Đo sáng tổng hoà)/ Center-weighted average
(Đo sáng trung tâm)/ Spot (Đo sáng điểm)
Exposure Control Method – Các chương trình đo sáng tự động được lập trình sẵn: Program AE
(Tự động hoàn toàn), Shutter-Priority AE (ưu tiên Tốc độ chụp), Aperture-Priority AE (ưu tiên khẩu độ ánh sáng),
Manual (chụp bằng kỹ thuật cá nhân)
AE Lock – Đây là tính năng giúp bạn ghi nhớ chỉ số đo sáng của một điểm đặc biệt ưu tiên.
ND Filter – Kính lọc trung tính, có thể được gắn luôn trong máy rồi.
WHITE BALANCE – Cân bằng trắng
White Balance Control Auto (Chế độ tự động), Pre-set chương trình đặt sẵn:(Daylight (ánh sáng ban ngày),
Cloudy (trời nhiều mây), Tungsten (ánh sáng vàng của đèn dây tóc), Fluorescent (đèn nê-ông), Fluorescent H
(đèn nê-ông mầu), or Flash), or Custom (thường đây là các vị trí bạn có thể cá nhân hoa cân bằng trắng theo ý mình)
FLASH
Built-in Flash Operation Modes – Các chế độ hoạt động của đèn gắn sẵn trong máy: Auto, Red-Eye Reduction
On/ Off – chống mắt đỏ. Flash Range : Cự ly hoạt động hiệu quả của đèn sẽ được tính theo ống kính góc rộng
(WIDE) và Télé, thường tính theo độ nhạy 100 ISO. Recycling Time Approx. – thời gian để đèn nạp điện và
hoạt động bình thường giữa hai lần chụp.
Terminals for External Flash – Đây là chỗ để gắn thêm đèn Flash bên ngoài.
Automatic E-TTL: Đèn flash hoạt động bằng chế độ đo sáng qua ống kính (TTL = through-the-lens)
Flash Exposure Compensation – Đây là khả năng hiệu chỉnh cường độ sáng của đèn flash, tăng hay giảm tính
bằng khẩu độ sáng +/-EV (exposure value)
SHOOTING SPECIFICATIONS – Các chế độ chụp ảnh
Shooting Modes Auto, Creative (P (tự động hoàn toàn), Av (Ưu tiên khẩu độ sáng), Tv (ưu tiên tốc độ chụp),
M (chỉnh theo kỹ thuật cá nhân), Custom 1, Custom 2 (cá nhân hoá)), Image – Các chế độ chụp đặt sẵn trong
máy(Portrait (chân dung), Landscape (phong cảnh), Night Scene (chụp buổi tối), Stitch Assist (chụp ảnh quang
cảnh rộng với chức năng ghép nhiều hình ảnh để tạo nên một ảnh duy nhất), Movie (quay phim))
Self-Timer – Chụp ảnh tự động
Wireless Control – Điều khiển không dây từ xa.
Continuous Shooting High Speed:Chụp ảnh liên thanh, thường thì sẽ có thông tin về số lượng hình ảnh
có thể chụp được trên 1 giây. Photo Effects – Hiệu quả đặc biệt: Vivid (mầu sắc sống động), Neutral
(màu trung tính), Low Sharpening (đường nét mềm mại), Sepia (màu giống như ảnh cũ)and Black & White (đen trắng)
IMAGE STORAGE – Thiết bị lưu trữ ảnh
Storage Media – Ở đây bạn sẽ có thông tin đầy đủ về loại “card” tương thích, kích thước ảnh, trọng lượng ảnh…
Các thông tin kỹ thuật trên đây được lấy dựa theo máy ảnh Canon PowerShot G5, trên máy của bạn có thể
sẽ không có một số tính năng đã nêu trên đây. Điều quan trọng là bạn hiểu rõ ràng chiếc máy mà mình đang sử dụng.
Và chúng mình lại tiếp tục nhé…