Độ nét sâu của trường ảnh
Có thể bạn đã từng nghe nói tới thuật ngữ “Độ nét sâu của trường ảnh” hay từ viết tắt bằng tiếng Anh “DOF”
(Depth Of Field)* và thắc mắc không hiểu nó có ý nghĩa và quan trọng thế nào với tấm ảnh của bạn? NTL
sẽ cùng bạn tìm hiểu vấn đề này bằng cách nhìn chính xác và đơn giản nhất nhé.
(Camera focused here = điểm canh nét của máy ảnh; Camera = vị trí của máy ảnh)
Độ nét sâu của trường ảnh, DOF, là một khái niệm của nhiếp ảnh về vùng ảnh nét rõ phía trước và phía sau
điểm canh nét. Hay nói một cách khác thì khi bạn chỉnh nét vào một điểm xác định thì phần ảnh phía trước và
phía sau của điểm này cũng sẽ nét. Vùng nét rõ này được gọi là “Độ nét sâu của trường ảnh”.
Độ sâu của trường ảnh được khống chế bởi nhiều yếu tố trong đó quan trọng nhất là khẩu độ mở của ống kính
“Aperture”** Dưới đây là hình ảnh minh hoạ cho một số khẩu độ mở của ống kính tiêu chuẩn. Bạn sẽ được làm
quen với các thuật ngữ như “Diaphragm”*** – hệ thống cơ khí gồm nhiều lam kim loại nhỏ có tác dụng xác định
khẩu độ mở của ống kính; “f stop” – chỉ số xác định của từng khẩu độ mở của ống kính.
Lỗ mở càng rộng thì lượng ánh sáng đi vào càng nhiều và khi lỗ mở nhỏ thì lượng ánh sáng đi tới “sensor” hay phim ít đi.
Chính kích thước của lỗ mở này sẽ quyết định độ sâu của trường ảnh. Lỗ mở càng lớn thì DOF càng nhỏ.
Lỗ mở càng bé thì DOF càng lớn.
Yếu tố quan trọng thứ hai ảnh hưởng tới độ sâu của trường ảnh là khoảng cách giữa máy ảnh và chủ thể.
Với cùng một khẩu độ mở của ống kính thì khi máy ảnh càng gần chủ thể thì DOF càng nhỏ và khi máy ảnh càng
xa chủ thể thì DOF càng lớn.
Ví dụ dưới đây minh hoạ rất rõ ràng sự khác biệt của DOF khi ta đặt máy ảnh ở gần chủ thể và thay đổi khẩu
độ mở của ống kính.
Ở f/4 ta có thể thấy các hình máy ảnh phía trước và phía sau của điểm canh nét đều mờ.
Yếu tố thứ ba ảnh hưởng tới độ sâu của trường ảnh là tiêu cự của ống kính “Focal length”***** Ta vẫn
nghe nói tới các ống kính góc rộng và ống kính télé. Tiêu cự của ống kính càng ngắn (góc rộng) thì độ nét sâu
của trường ảnh đạt được càng lớn; tiêu cự của ống kính càng dài (télé) thì DOF càng nhỏ.
Việc khống chế độ nét sâu của trường ảnh là rất quan trọng trong nhiếp ảnh nghệ thuật. Với DOF nhỏ ta
có thể làm nổi bật chủ thể trên một nền phông lu mờ. Với DOF lớn ta có thể đạt được hình ảnh nét từ tiền
cảnh tới hậu cảnh và như thế thấy rõ quan hệ giữa các chủ thể.
Với các máy ảnh SLR và dSLR thì việc kiểm tra độ nét sâu của trường ảnh được đơn giản hoá bằng một nút
bấm nhỏ. Trên các máy dòng dCam và BCam không có chế độ này và chúng cũng không có luôn hệ thống cơ
khí của các lam kim loại khống chế độ mở của ống kính. Với các máy dCam thì bạn có thể chọn trong “Image zone”
(hay “Digital Vari-Program modes” với Nikon) chọn “Portrait” khi muốn có DOF nhỏ và chọn “Landscape” khi muốn
có DOF lớn. Các máy BCam có chế độ Av – ưu tiên khẩu độ mở của ống kính giúp bạn dễ hình dung và kiểm soát
DOF như với máy dSLR.
(Bài viết có sử dụng các thông tin về kỹ thuật của hãng Nikon cùng từ điển thuật ngữ kỹ thuật trong nhiếp ảnh của Photonotes.org)