Hiểu biết để chọn máy ảnh Phần 1

Chọn máy ảnh

Ngay lập tức tôi muốn nói với các bạn rằng không phải ai có máy ảnh thì cũng đều là nhiếp ảnh gia cả.
Nó giống như việc ngay bây giờ nếu có ai đó tặng bạn một chiếc Ferrary thì bạn cũng không thể ngay
lập tức trở thành Schumacher! Tất cả đòi hỏi một quá trình học hỏi và rèn luyện không ngơi nghỉ. Ta không
nên nhầm lẫn giữa việc thật sự sáng tạo trong chụp ảnh có tư duy với những hình ảnh chụp theo kiểu may
rủi của khách du lịch. Và cho dù bạn đang sử dụng chiếc dSLR hiện đại nhất trên thế giới thì cũng không
được quên rằng chất lượng hình ảnh kỹ thuật số vẫn chưa đạt được sự tinh tế của phim cổ điển đâu nhé.
Tuy nhiên với một chiếc dCam trong tay bạn hoàn toàn có thể mơ ước chụp được những tấm ảnh đẹp chứ
không phải lúc nào cũng cần phải tiêu đi vài nghìn USD cho mục đích này mà đôi khi nó lại trở thành phản
tác dụng. Có một vài điều nhỏ nữa mà tôi muốn nói với những bạn nào mới hôm nay bước chân vào thế giới
của những hình ảnh số đầy hấp dẫn này:

  1. Bạn không nhất thiết phải hiểu cấu tạo điện tử và cách xử lý kỹ thuật số trong máy ảnh để có thể sử dụng
    chúng. Điều này giống như không cần biết cấu tạo xe ô-tô vẫn có thể lái xe ngon lành.
  2. Máy ảnh đắt tiền không 100% đồng nghĩa với ảnh đẹp
  3. Số lượng “pixels” nhiều hơn không có nghĩa là ảnh sẽ đẹp hơn. Nó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nữa.
  4. Máy ảnh BCam có zoom cực mạnh không phải lúc nào cũng là niềm tự hào của chủ nhân mặc dù nó được
    trang bị thêm cả hệ thống chống rung cho hinh ảnh, rất có ích nhất là khi chụp ở vị trí télé.
  5. Không thể đòi hỏi chất lượng ảnh cao, tốc độ thao tác nhanh với loại máy ảnh dCam nhỏ.
  6. Máy ảnh dSLR không đồng nghĩa với việc ảnh sẽ…tự động đẹp hơn.
  7. Việc bạn có môt chiếc máy ảnh dSLR tốt nhất không quan trọng bằng việc bạn biết khai thác nó để chụp ảnh đẹp.
  8. Hiện tại, không phải ống kính nào tốt với SLR thì cũng sẽ cho ảnh đẹp với dSLR
  9. Những gì bạn “nhìn” thấy trên màn hình máy tính không phải bao giờ cũng giống với ảnh “in” ra trên giấy đâu nhé.
  10. Cuối cùng, nên biết mình mua máy ảnh dùng để làm gì? chụp cái gì? Thông tin kỹ thuật là để biết cách khai
    thác triệt để ưu, nhược điểm của máy chứ không dùng để…khoe.

 

Để có thể chụp được ảnh đẹp thì điều đầu tiên cần biết là hiểu và nắm vững cách sử dụng các chức năng của
máy ảnh số. Bởi vì nó là một lĩnh vực chuyên ngành nên không phải lúc nào cũng dễ hiểu với tất cả mọi người,
ngay cả với những người rất thành thạo ngôn ngữ được sử dụng trong sách hướng dẫn. Chúng ta hãy cùng tìm
hiểu sơ qua về cấu tạo của một chiếc máy ảnh kỹ thuật số.

Cầm một chiếc dCam hay BCam trên tay ta có thể quan sát thấy cấu tạo chính của chúng bao gồm một thân
máy ảnh có khuôn ngắm, màn hình LCD…và một chiếc ống kính. Với đa số các máy dCam, sau khi ta bấm nút
ON/OFF về vị trí ON thì ống kính sẽ nhô ra và sẵn sàng hoạt động. Trên bề mặt phía trước của ống kính, tại viền
của ống kính thường có các thông số kỹ thuật của chiếc ống kính này, chẳng hạn:

Trong “Specifications” của máy ảnh, Canon đã đưa thông tin về tiêu cự tương đương với khổ phim 35mm
là 38-114mm.
 Khẩu độ ống kính của nó thay đổi từ f/2,8 ở vị trí ống kính góc rộng Wide, đến f/4,9 ở vị trí tele
T. Điều mà chúng ta cùng quan tâm tại đây chính là thông số “tương đương” này. Các giá trị ”7,8 – 23,4 mm”
là thông số vật lý cấu tạo của ống kính trước khi được nhân thêm với hệ số hoán đổi của Sensor. Lý do: kích
thước của mạch cảm quang điện tử
Sensor bé hơn kích thước của phim (24x36mm).

Vậy các thông số của ống kính giúp ta điều gì? Rất đơn giản, nó cho ta biết góc “nhìn” của ống kính rộng hay
hẹp. Khi chụp ảnh phong cảnh hoặc một đám đông thì vị trí ống kính góc rộng sẽ rất thích hợp với một góc
nhìn lớn, cho phép lấy được nhiều cảnh. Ngược lại, khi ta muốn chụp một chi tiết, kiến trúc chẳng hạn, ở trên
cao thì góc nhìn hẹp của vị trí ống kính Tele sẽ rất hữu ích. Ong kính zoom có lợi thế là bạn có thể thay đổi tiêu
cự của ống kính cho phù hợp với khuôn hình lựa chọn mà không cần phải thay đổi vị trí đứng chụp ảnh.

Thế còn chỉ số “3x” của zoom? Nếu bạn lấy 114 mm: 38 mm thì sẽ tìm được giá trị này đấy.

Sự khác biệt lớn nhất của máy ảnh số là việc phim ảnh thông thường đã được thay thế bằng mạch cảm
quang điện tử Sensor. Trong một chiếc máy ảnh dCam và BCam thì Sensor đảm nhận công việc của tất
cả các thao tác kỹ thuật từ đo sáng, canh nét tới xử lý hình ảnh. Điều này giải thích tốc độ xử lý chậm của
các dòng máy này. Thông số nổi tiếng nhất mà ai cũng biết về máy ảnh số chính là số lượng “pixel” của
sensor thông qua ký hiệu “Mpix”. Trong ví dụ trên đây máy ảnh dCam Canon A95 có “5 Mpix”. Điều này
nói lên cái gì? Thứ nhất nó cho ta biết rằng ảnh chụp ở 5 Mpix có thể phóng to lên khổ ảnh A4 với chất lượng
khá tốt. Thứ hai nó cho ta biết rằng ảnh chụp ở 5 Mpix sẽ được thể hiện chi tiết kỹ lưỡng hơn là ảnh chụp
tại 3 Mpix chẳng hạn. Xin được nhắc lại là riêng số lượng pixel không quyết định chất lượng của một tấm ảnh số.

    Với tấm hình này bạn hoàn toàn có thể hình dung ra cấu tạo của một chiếc máy ảnh số, trên nguyên lý chung.
Máy ảnh BCam Minolta Dĩmage 7.
Với các máy ảnh chụp phim thì để khuôn hình ta dùng khuôn ngắm trên thân
máy ảnh. Các máy ảnh số dCam và BCam vẫn duy trì khả năng này nhưng chất lượng của các khuôn ngắm
rất kém và thường không bao phủ hết trường ảnh thực. Các khuôn hình điện tử của máy BCam chỉ cho phép
khuôn hình chung chung chứ không thể thao tác chính xác. Chính vìthế mà máy ảnh số được trang bị thêm một
màn hình tinh thể lỏng LCD để trợ giúp việc khuôn hình. Hình ảnh mà bạn nhìnthấy trên LCD sẽ là hình ảnh được
ghi lại trong tấm ảnh số. Nhược điểm của màn hình LCD là rất khó nhìn khi trời nắng to và nó hiển thị mầu không
chính xác. Bạn không nên tin tưởng vào kết quả ảnh hiện thị trên LCD, cách tốt nhất là xem lại trên màn hình
máy tính đã được căn mầu chuẩn.