HIỂU BIẾT ĐỂ CHỌN MÁY ẢNH PHẦN 3

Khi bạn mới chuyển từ dùng máy ảnh chụp phim “compact” sang dùng dCam & BCam
thì chắc hẳn không ít người thắc mắc về sự thay đổi từ cuộn phim vỏ cứng sang tấm thẻ nhớ –
“memory card” bằng nhựa nhỏ xíu với các chân tiếp xúc kim loại. Tuy cùng mang chức năng
lưu trữ ảnh chụp nhưng hoạt động của chúng lại không hoàn toàn giống nhau. Nếu như Agfa
đã gọi các thẻ nhớ này là “digital film” thì chức năng của chúng lại chỉ đơn thuần để lưu ảnh
đã được xử lý bằng mạch điện tử nằm trong thân máy ảnh. Trong khi đó các phản ứng hoá học
lại xảy ngay ra trên bề mặt của phim cổ điển. Để có thể dễ hình dung hơn về quá trình này ta
có thể thiết lập sơ đồ hoạt động căn bản của máy ảnh kỹ thuật số dCam & BCam như sau:

Vật ảnh –> Ống kính –> Sensor –> Hệ thống xử lý ảnh của dCam & BCam –> Hình ảnh lưu trên Thẻ nhớ

Trên thế giới hiện tại có rất nhiều loại thẻ nhớ, mỗi hãng chế tạo ưu tiên chọn loại thẻ nhớ chuyên
dụng cho các gam máy ảnh của mình tùy theo chiến lược phát triển của họ. Điều này không hề có
nghĩa là nếu so sánh cùng gam thì thẻ nhớ CF tốt hơn MS chẳng hạn. Điều mà bạn cần quan tâm
nhất là chất lượng chế tạo và độ ổn định của các loại thẻ nhớ này. Lời khuyên của tôi là bạn nên
tránh dùng các loại thẻ nhớ “no-name” đơn giản vì việc bị hỏng thẻ, mất ảnh là rất phổ biến.

 

Vậy thì nên dùng các tiêu chuẩn nào để chọn thẻ nhớ cho máy ảnh của mình? tôi thử đưa ra một
số điểm chính:

  1. Chất lượng thẻ nhớ:ưu tiên các thương hiệu có uy tín như Lexar, Sandisk, Delkin… Các thẻ nhớ
    của chính hãng như Canon, Nikon, Hitachi… không hề chứng tỏ rằng chúng có chất lượng tốt hơn
    các nhà chế tạo thứ 3.
  2. Dung lượng thẻ nhớ:ta đều biết rằng thể nhớ càng lớn thì càng đắt. Bạn nên căn cứ vào nhu cầu
    chụp ảnh của mình rồi sau đó là số lượng pixel của dCam & BCam. Nếu bạn là người chụp ảnh
    du lịch đơn giản, dùng máy ảnh <4Mpix thì một chiếc thẻ nhớ loại 256Mb là đủ cho một ngày đi chơi.
    Nếu máy của bạn có từ 5Mpix trở lên thì nên ưu tiên dùng thẻ 512Mb. Bạn dùng máy BCam 8Mpix
    thì loại thẻ 1Gb sẽ hấp dẫn. Tuy nhiên vì lý do an toàn bạn nên thận trọng dùng 2 chiếc 512Mb
    thay cho 1 chiếc 1Gb, đơn giản vì nếu thẻ nhớ bị hỏng bạn sẽ chỉ mất có 512Mb ảnh mà thôi.
    Những loại thẻ nhớ dung lượng đặc biệt lớn 2Gb, 4Gb…là để thỏa mãn như cầu chụp ảnh thể thao,
    trọng lượng ảnh lớn… chúng chẳng nói lên giá trị gì khác cả.
  3. Tốc độ của thẻ nhớ:khi đi mua thẻ nhớ chắc hẳn bạn không tránh khỏi hoang mang về các thông số
    tốc độ “x”? Thật ra để hiểu nó rất đơn giản. Với mỗi một “x1” thì bạn có tốc độ tương đương là 150 Kb/ giây.
    Như thế số lượng “x” càng lớn thì tốc độ làm việc của thẻ nhớ càng nhanh. Bạn có thể tham khảo
    bảng tốc độ ghi dưới đây:

 

4X = 600KB/sec.

12X = 1.8MB/sec.

16X = 2.4MB/sec.

32X = 4.8MB/sec.

40X = 6.0MB/sec.

Các thẻ nhớ hiện hành có loại lên trên 80X nhưng bạn đừng để mình bị rối trí vì thông số này. Đa phần các
máy dCam & BCam có tốc độ ghi ảnh lên thẻ nhớ khá chậm (tốc độ đọc ảnh từ thẻ nhớ cũng chậm) nên bạn
không cần thiết phải mua loại thẻ nhớ có nhiều “X”. Với
dCam thì các thẻ nhớ có tốc độ 32X là đủ dùng, với BCam thì loại máy thao tác nhanh nhất cũng chưa thể vượt
qua ngưỡng 40X. Như vậy với dCam và BCam bạn chỉ cần mua thẻ nhớ loại tiêu chuẩn hoặc “Ultra” là đủ.


Nếu như trước đây người dùng nghiệp dư ít quan tâm quá đến cấu trúc của phim và tính năng thể hiện của nó
thì ngày nay với kỹ thuật số lại có không ít thắc mắc về việc chọn và sử dụng cấu trúc của ảnh. Nhìn chung
các máy dCam & BCam có các cấu trúc (format) ảnh sau: JPEG, TIFF, RAW. Trong đó JPEG là tiêu chuẩn
quốc tế về cấu trúc ảnh phổ thông nhất, TIFF là tiêu chuẩn của công nghiệp thiết kế, in ấn…còn RAW là cấu trúc
ảnh đặc trưng của từng nhà sản xuất máy ảnh. Thế sự khác nhau giữa các cấu trúc ảnh này gì và ưu nhược điểm
của chúng?
Thẻ nhớ: không còn bí ẩn Dĩ nhiên là nếu như bạn dùng đầu đọc thẻ nhớ USB 2.0 thì các loại thẻ nhớ tốc độ cao
sẽ cho phép thao tác “copy” ảnh vào máy tính nhanh hơn.